Nguyễn Đình Chính
Cái ấn tượng đầu tiên xộc thẳng vào mắt tôi – đó là một vùng đồi đỏ khé, mênh mông, hỗn mang … Như là cảnh trên mặt trăng trong các phim khoa học viễn tưởng – Và quặng – Quặng nguyên khối thơ, tươi rói, hôi hổi nóng, nhơn nhớt dính dầu và nồng nặc mùi bùn đất, mùi xác hoa rữa nát, và cả thứ mùi ê te cay cay vô nghĩa. Thứ quặng gì vậy? Quặng thơ!
Nhưng chẳng nhẽ thế là hết ư! Không, hãy đọc Nguyễn Hoàng Đức đi. Đọc một lần, đọc hai lần, phải kiên nhẫn, phải độ lượng, đừng hẹp hòi đố kỵ và nhất là đừng có cợt nhả – Những quặng kia bật ra từ đâu, trồi ra từ đâu? Có phải từ một tâm hồn rừng rực khát khao – từ một trái tim hừng hực đòi lên tiếng. Từ một con người nghênh ngang tự tin bước lên với cây kèn Ô-BOA trong tay – cây kèn Ôboa thi ca mà Nguyễn Hoàng Đức chế riêng không phải từ kim loại, từ gỗ mà từ những ống xương của anh, từ máu và hơi thở của anh.
Tôi quả quyết Nguyễn Hoàng Đức có tư chất thi sĩ – Cái tư chất ấy nó phát lộ trong thơ anh vừa kiêu hãnh vừa hoảng hốt, vừa êm ái vừa hỗn loạn. Thơ Đức không hề có sự trau chuốt, thẩm chí còn cẩu thả nữa. Ngôn ngữ xô bồ, ý tứ hỗn loạn, cảm xúc tung tóe và nhịp điệu thì như những cú vô-lê ngoạn mục – Nó như một bãi lổn ngổn – nhưng mà thật quái quỉ – trong đống lổn ngổn mà tác giả cố tình quăng ra đấy – lóe lên những thỏi vàng mà lại rất nhiều vàng cơ chứ. Toàn vàng ròng vậy thì đó là cái gì – Đó là thơ – Đích thực thơ – thật quái quỉ!
Chúng ta lấy chuẩn mực gì để đưa Nguyễn Hoàng Đức lên đoạn đầu đài của thi ca mà bêu đầu anh? Sự tinh tế ư? những niêm luật ư? cấu trúc đóng mở ư? Hay là luật bằng trắc cổ xưa? Hay là nhịp điệu tuyệt vời của tiếng Việt Nam v.v… ? Thơ Đức thiếu tất cả – nhưng bù lại vượt lên trên hết những chuẩn mực đó là – thứ chuẩn mực khác – thứ chuẩn mực của thi sĩ: dào dạt, quẫy mạnh, vật vã và khao khát như phát rồ. Hành trình tạo lên thơ Đức là một hành trình lộn ngược. Người ta đều đi từ gốc đến ngọn – với Đức, thì ngược lại – anh bắt đầu từ những vòm cây xum xuê trên cao, dào dạt, xanh biếc rồi bò dần xuống gốc.
Không hiểu sao, vừa đi cà nhắc, cà nhắc trên cánh đồng thi ca hỗn độn, rộng mênh mông của Nguyễn Hoàng Đức. Tôi cứ khấp khởi mừng thầm – Xin lỗi nhé! Tôi khoái Đức – khoái nhất cái sự văng mạng, không rụt rè do dự của anh. Nó na ná như nhạc Pốp, khó khăn đấy. Khó tiêu đấy nếu đưa nó vào những sa-lông thơ trịnh trọng một cách hời hợt – Hoặc đặt nó vào trong các bảo tàng thơ ca nghiêm trang đến mức cũ kỹ. Vậy thì chỗ đứng của thơ Nguyễn Hoàng Đức ở đâu. Trên vỉa hè ư? Không – nơi đó giành cho những người nhàn tản ưa đi bộ. Chỗ thơ của Đức là những bãi cỏ hoang xanh rì, chưa kịp xây phố cất nhà. Đó là địa chỉ của những đám đông độc giả xô bồ. Rất đông, nhưng mà lại rất trẻ, rất yêu đời, rất khao khát hành động. Tôi đoán như thế và cam đoan như thế.
Nhưng thôi, đoán về thơ Nguyễn Hoàng Đức như vậy là đủ rồi. Ta hãy đọc một khúc hoài niệm mùa thu của anh nhé. Một điệu kèn lọt tai nhất, êm dịu vào loại bậc nhất, trong cái đống quặng thi ca của anh.
HOÀI NIỆM THU
Nguyễn Hoàng Đức
Vòi vọi trời xanh thẳm nâng lên
mỗi lần dâng mỗi lần quặn thắt
vắt nỗi đau qua những lớp mây mù
nặng ký ức mùa ngâu rả rích
lã chã vấn vương
chưa nguôi lệ sầu lòng đất sũng
Dòng sông gợn sóng đến gai lòng
Níu mây trôi ngập ngừng
Không dám buông lời nói
về những cơn mưa mùa hạ đã qua rồi
Muôn dòng sông
thả những khúc sầu ra biển
xao xuyến xô lớp lớp sóng cồn
dồn dập vỗ buồn mê mùa gió chướng
thủy triều tê lưỡi sóng
nếm vị nắng u hoài
bò loang bờ cát mặn
những sợi sáng se dìu dịu
của mặt trời u uẩn
nuối tiếc tuổi thanh xuân
ngày nào chang chang mùa hạ
ngổ ngáo sao và mãnh liệt sao
Hoàng hôn rải lớp sương lành lạnh
nhuốm con đường đất thịt cô đơn
những mái nhà trắc ẩn nhô lên
đội nón quai thao cho những vòm cây hiền hậu
da diết tâm hồn rách dọc mái nhà
một ý nghĩa cuộc đời vừa nứt
man mác mùa thu
man mác lớp da non cơn đau mùa hạ
Mái tóc đau màu trắng thời gian
những chiếc lá đau mùa vàng năm tháng
Hơi thở đau khí trời se lạnh
Gió heo may đau làn sương tê tái
Ánh mắt đau cái nhìn giã biệt
nhật – nguyệt mùa thu đau trời hoài niệm
Cánh tay đau những vòng tay dứt
những dòng sông đau mùa nước cạn
Bàn tay đau những bắt tay
Cành cây đau mùa lá rụng
Bàn chân đau những chặng đường chưa tới
Và chân lý hằng đau mùa gặt…
Cơ thể đau mùa sống
Tâm hồn đau mùa luân chuyển khoái lạc và đau khổ
Khoái lạc đau khúc hoan ca
Nơi sân khấu mỏi mòn
Và đau khổ đau những thánh ca buồn
Trên thập giá cưu mang
Linh hồn ta đau khúc bi hùng
Ca trên những ngọn đồi Hy Lạp
Theo mây thời gian tỏa
Theo gió đời lan
Theo lịch sử khơi dòng
về đây cuốn lên một vòm trời hoài niệm
khơi thẳm mãi hồn ta
mãi tim ta
mãi thân ta
một khúc ca xanh về cuộc đời hy vọng
dâng tràn mọi ký ức u buồn
như vòm trời thu vọt qua những tầng mây ngâu lã chã
mãi mãi dâng lên !
( Hà Nội 22/9/1997 )
Thơ như vậy chứ còn là gì ?
Nguyễn Đình Chính – 1997
Nguyễn Hoàng Đức gửi đến các bạn yêu thơ đích thực
Các bạn yêu thơ đích thực, cả tác giả và bạn đọc thân mến.
Tại sao tôi lại phải dùng cụm từ “yêu thơ đích thực”? Bởi lẽ, thơ là sản phẩm văn hóa đại trà phổ biến nhất Việt Nam, không khí cũng nhiều nhất nhưng là quí nhất vì ai cũng biết có thể không ăn, không uống, không ái tình, nhưng không thở một tẹo là chết liền. Đó là giá trị phổ quát của không khí, nó có mặt ở đời tự nhiên như không. Trái lại, có những thứ nhiều quá liền bị người ta lạm dụng cách đại trà, như nước mắt chẳng hạn, cần qua cửa khẩu người ta khóc, cần ù xọe một sự thật người ta khóc, cần xàng xê ấm ớ cho qua người ta khóc, cần làm duyên trong trường hợp không có nội dung người ta khóc như phim Việt Nam chẳng hạn, người ta cứ nấc dập dìu để thay đối thoại như “sừng sững mà đứng giữa nhà/ hễ ai đụng tới thì òa khóc lên”, đố là cái gì? Trả lời: là phim Việt Nam.
Tôi rất ngại trình thơ, lý do đầu tiên là ở đâu các nhà thơ cũng tranh nhau đọc mà không muốn giành phần cho người khác. Lý do thứ hai, tôi không muốn trở thành người lạm dụng đọc thơ trong khi bạn đọc đã ngán ngấy đến tận cổ. Tôi đã có 1 tập thơ lẻ và 4 trường ca, đã chính thức in 2, còn 2 chưa in. Tôi mới được đọc thơ kiểu “cực chẳng đã” có qui mô một chút vài lần…
Mới đây, tôi có viết một loạt bài chê bai thơ Việt, giờ có bạn muốn tôi thử trình thơ xem, liệu tôi có làm được không mà chê? Trước đây, tôi có đăng vài bài thơ trên Văn Tuyển, luôn kèm theo lời đề cử thách đấu. Hôm nay tôi muốn trở nên khiêm tốn hơn bằng sự dịu giọng rằng: mời ai có bài về đề tài mùa thu hay hãy đọ với tôi. Nếu nhận lời, chính tôi là người sẽ tham gia bình bài thơ của người đó, để mọi người cùng thưởng thức. Cám ơn!
Giờ tôi xin mời các bạn đọc bài “Hoài niệm thu” của tôi. Tôi mời các bạn thưởng thức tầm vóc thế gian, nhạc cảm, tu từ pháp, và cả sức suy tưởng bên trong của nó. Tôi nghĩ, tôi làm ra nó bằng cảm xúc và lý trí, tôi phải hiểu nó. Vì vậy việc tôi giới thiệu vài lời về nó sẽ không bị hiểu là kiêu căng. Cám ơn và mời các bạn đọc nó cùng một bài viết của nhà văn Nguyễn Đình Chính viết về khả năng thơ của tôi.
Xin cám ơn!
Tháng Chín 24, 2013 lúc 4:16 sáng |
Tôi chép vào sổ tay mấy câu:
Thủy triều tê lưỡi sóng
Nắng loang bờ cát
Tháng Chín 24, 2013 lúc 5:58 sáng |
Cụ NHĐ hoài niệm thu từ đầu mùa thu (mưa ngâu mới là cuối hạ đầu thu) cho tới cuối mùa thu. Kinh
Năm 1997 cụ NHĐ chưa tới tuổi tri thiên mệnh mà làm bài thơ giống như ông lão tuổi đã ngoài lục tuần vậy. Khiếp.
Thơ của cụ thuộc loại quặng Urani. Hãi.
Tôi thích mấy câu thơ này của cụ
…………………………………….
“những sợi sáng se dìu dịu
của mặt trời u uẩn
nuối tiếc tuổi thanh xuân
ngày nào chang chang mùa hạ
ngổ ngáo sao và mãnh liệt sao”
…………………….
Hoài niệm về thu, không ai là không nhớ tới câu thơ
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (của cụ NGUYỄN KHUYẾN).
Nhưng với NHĐ bầu trời lại rất khác, độc đáo lắm :
“những sợi sáng se dìu dịu
của mặt trời u uẩn.”
cái nuối tiếc tuổi thanh xuân của NHĐ đâu có khác con cọp già tiếc tuổi xuân của nó.
“ngày nào chang chang mùa hạ
ngổ ngáo sao và mãnh liệt sao”.
Đúng là thơ nhưng không phải thơ sắt, thơ đồng mà là thơ Urani.
Tháng Chín 24, 2013 lúc 6:55 sáng |
in het dayạ.
Tháng Chín 24, 2013 lúc 6:59 sáng |
Toi xin ke chuyen nay hau chu vi.Trong mot trai sang tac KB.Mot kich tac gia dung len che bai , chui mang het tác gia nay den tác gia khac..Cuoi cung vi la ki luat trai , toi phai dung len phat bieu.Toi bam rang”thua tac gia vi dai, toi khong biet noi chi chi bam rang moi dieu anh chui, anh che chung toi deu co trong KB cua anh day a. Xin het
Tháng Chín 24, 2013 lúc 10:04 sáng |
Xin cụ Hiếu
Chiếu cố
Cho cái dấu
Tháng Chín 24, 2013 lúc 10:53 sáng |
Bác Nguyễn Hiếu ơi! Về đến nhà chưa mà cứ viết không dấu thế ? Vì em thích đọc các phản hồi của bác, nó ngắn gọn mà ” nói đây, chết Sơn Tây – hà nội” hay ” mát nước – thối lò đá”. Còn thưa với bácem chắc thuộc dạng “mù thơ” nên đọc cả bài thơ của ông NHĐ em chỉ thấy có được 02 câu đích thực là thơ : “Mái tóc đau màu trắng thời gian – Những chiếc lá đau mùa vàng năm tháng”.
Tháng Chín 24, 2013 lúc 1:50 chiều |
…”Cái ấn tượng đầu tiên xộc thẳng vào mắt tôi – đó là một vùng đồi đỏ khé, mênh mông, hỗn mang … Như là cảnh trên mặt trăng trong các phim khoa học viễn tưởng – Và quặng – Quặng nguyên khối thơ, tươi rói, hôi hổi nóng, nhơn nhớt dính dầu và nồng nặc mùi bùn đất, mùi xác hoa rữa nát, và cả thứ mùi ê te cay cay vô nghĩa. Thứ quặng gì vậy? Quặng thơ!”… (NĐC)
…”Tôi mời các bạn thưởng thức tầm vóc thế gian, nhạc cảm, tu từ pháp, và cả sức suy tưởng bên trong của nó…” (NHĐ)
Để bạn đọc có thể dễ dàng cảm nhận và chia sẻ lời bình này , mạn phép tác giả xin mời quý vị “yêu thơ đích thực” cùng dọn mình thưởng lãm hai vỉa “quặng thơ” phun trào nổi trội dưới đây của Nguyễn Đình Chính. Rồi, sau khi đã cố gắng tĩnh tâm trở lại, bạn hãy thử so sánh xem trong hai “cái đống quặng thi ca” của Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đình Chính thì cái đống nào có nhiều màu vàng hơn, tươi rói hơn, nóng hổi hơn, nhưng ít… nặng mùi hơn, nhé !
Thơ Nguyễn Đình Chính :
1)
Ngày chúa nhật thứ ba
ngày chúa nhật thứ ba thức giấc từ 5 giờ sáng ngồi bên cây đèn tây ban nha và chờ chờ
chờ chờ chờ chờ
chẹc chẹc
đêm qua nằm mơ ôm chặt người tình 8x trong nhà tắm
em yêu anh lắm 8x rên rỉ đây là mối tình đầu của em anh ơi em chết mất
chạy vội ra khỏi nhà tắm chỉ tích tắc thôi tích tắc trong giấc mơ tích tắc ngắn bằng một phần mười cái tích tắc tích tắc
quay vào đã thấy 8x quặp chặt đầu thằng đực trọc lóc trong chậu tôn đỏ choé
đỏ choé như màu cờ quấn quanh đít em vẫn xông ra phố hò hét
và em giương đôi mắt cân thị 4 lần cận thị dửng dưng vô cảm nhoẻn cười
canh bạc chết người cách mạng ái quốc dân chủ nhân quyền tự do
chọn nhà cái nhầm… cái lồn 8x
nhoen nhoét
chẹc chẹc
2)
nỗi buồn rách nát
ngõ nhỏ bùn và những con số hoang thai vạ vật trên tường vôi lở lói.
em ca ve lưng ngắn ê chề tụt khỏi xe ôm lũn cũn khua giầy cao gót vội vàng
vội vàng chạy trốn buổi sáng thanh thiên bạch nhật
và (zê) mi cũng thấy chói mắt không phải vì nắng
mới năm giờ bẩy phút sớm mùa đông thì làm đéo gì có nắng
chỉ có tiếng rao bánh mì ờ ớ ơ thằng xe đạp khoèo chân
ba cục cứt chó ngay trước mũi giầy
ảo giác trong đầu là thằng bé châu lục đen úp mặt vào cái lồn trâu cố mút lấy mút để
không không không phải thủ dâm như mi tri thức thanh cao thừa mứa chữ (zê) đêm qua úp mặt vào một cái lồn 8x
mi (zê)
chính mi
chính mi (đích thị zê) đúng cái lúc càm cạp mút chất nước thuỷ dâm thoả toả cơn khát
tình dục
đứa bé đen cũng càm cạp mút những giọt nước đái trâu cuối cùng. lê lết trườn ra khỏi cơn khát… nước
nước nước.
không mùi không vị hát hai ô
tiên sư nước.
đéo mẹ hát hai ô
và mi (zê) cũng thấy chói mắt không phải vì nắng.
mà vì …
sáng nay tám gìờ (giờ đẹp) thắt cà vạt đỏ dận giầy đen đến phố bú đu nộp đơn xin vào hội nhờn vôi
từ chín giờ mười đến ba giờ rưỡi chiều (chạy xô) băng qua hội thảo chất trữ tình trong thơ hôm nay đến thẳng hội nghị bàn tròn mở rộng bàn về chất lượng siêu đẳng của gói thức ăn Z367 dùng cho chó phốc…
ốc ốc ốc
hội nhờn vôi hội ờn ôi
ôi ôi ôi
sớm tinh khôi
mi (zê)
nức lên
hồi hộp gọi ba lần
ba lờ ân huyền
lồn
(xò-ri)
Nguồn : Tiền Vệ
Tháng Chín 24, 2013 lúc 3:21 chiều |
Thưa @ Hồng Hồng Tuyết Tuyết.
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH viết CÂY KÈN NGUYỄN HOÀNG ĐỨC VÀ QUẶNG THƠ vào năm 1997, khi đó NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH chủ yếu viết văn, ít làm thơ.
Còn bài thơ “ngày chúa nhật thứ ba” và “nỗi buồn rách nát” được anh CHĨNH viết vào khoảng 10 năm sau tức là khoảng 2007 – 2008 gì đó.
10 năm trôi qua anh CHÍNH biến chất thành anh CHĨNH rồi.
Không so sánh được.
Hai bài “ngày chúa nhật thứ ba” và “nỗi buồn rách nát” tôi chỉ đọc mấy câu đầu, rồi bỏ không dám đọc hết. Khiếp quá.
Tháng Chín 24, 2013 lúc 3:37 chiều |
Cả 2 nhà thơ này đều xếp chung trong “con thuyền Nghệ An” của cụ Cao bá Quát
Tháng Chín 26, 2013 lúc 1:25 chiều |
Vâng, e là thế ! “Ngán thay cái mũi vô duyên, Câu thơ Thi xã…”
Tháng Chín 25, 2013 lúc 7:14 sáng |
.Cam on Trau Mong va Le Đuc chua vê nha nên lam khô chu vi..Xin hai chu dai xa va se chuoc loi sau
Tháng Chín 28, 2013 lúc 11:53 chiều |
KHÚC VỊNH TÀN THU
Vườn cúc bung ra vạn đuốc vàng
Sáng trong đêm lạnh buổi đông sang
Nắng hoa đủ ấm cầm sương bắc
Mây lá thừa giăng giữ gíó nam
Kia giáng thu xưa hồi nước loạn
Này hồn ẩn sĩ lúc đời ngang
Ngàn năm sau nữa là ai nhỉ
Còn đến ngồi đây ngắm đuốc tàn .
Tháng Chín 29, 2013 lúc 12:55 sáng |
Hay quá ! bài thơ thật là tuyệt vời. Tớ phải ghi lại để thuộc lòng bài thơ về buổi thu tàn với nhân tình thế thái và các thế hệ kẻ sỹ ( không phải bọn trí nô) thời nay của nước nhà. ” Này hồn ẩn sỹ lúc đời ngang – Ngàn năm sau nữa là ai nhỉ – Còn đến ngồi đây ngắm đuốc tàn”. Cảm ơn tác giả rất nhiều. Đây có thể xem là một trong những bài thơ hay nhất về mùa thu, trong buổi tàn thu.
Tháng Chín 29, 2013 lúc 1:05 sáng |
Khoái tỷ quá . Vậy tớ tặng tiếp bạn bài TỰ BẠCH nhé
Quay về với cỏ với cây
Với hoa với lá với ngày với đêm
Mặc ai rước muộn đón phiền
Ta ngồi thõng gối ngoài thềm hóng trăng.
Tháng Chín 29, 2013 lúc 2:52 sáng |
1 trong những bài hay về mùa thu đấy chứ
Tuy có nhiều mỹ từ sách vở sang dáng nhưng phù hợp trong thể loại chơi kiểu “mỹ học lời phán truyền”
Còn thơ “chẹc chẹc” của bác Chính là nghịch xả bực kiểu dadaism . Không nên bảo cái nào hơn cái nào
Tháng Chín 29, 2013 lúc 4:19 sáng |
bạn nên làm bao thanh thiên .
Tháng Mười 1, 2013 lúc 9:07 sáng |
Mình là nhà văn , tức là sống bẰNG NGÒI BÚT . NẾU HỨNG THÚ , HÃY LIÊN LẠC. NGUYÊN THANH THANH SON@GMAIL.COM
Tháng Mười 1, 2013 lúc 9:08 sáng |
NGUYENTHANHTHANHSON@GMAIL.COM
Tháng Một 29, 2015 lúc 1:21 chiều |
NĐC khen đểu NHĐ? Tôi xin lạy hai bác cả nón! Thơ với chả thẩn! Quặng bauxít đã đủ chết dở rồi!